Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Bài tập hình học 8- bồi dưỡng học sinh giỏi toán 8- phần 1

Bài tập 1: Cho hình vuông ABCD, cạnh a, điểm N thuộc cạnh AB. Tia CN cắt tia DA tại E. Tia Cx vuông góc với tia CE cắt tia AB tại F. Gọi M là trung điểm của đọan thẳng EF.
a.    Chứng minh CE = CF
b.    Chứng minh ba điểm  M, B, D thẳng hàng
c.    Đặt BN = b. Tính diện tích tứ giác ACFE theo a và b.
Bài tập 2: Cho tam giác ABC có góc A nhỏ hơn 900. Trên nửa mặt phẳng không chứa điểm C, bờ là đường thẳng AB vẽ AF vuông góc với AB và AF = AB. Trên nửa mặt phẳng không chứa điểm B, bờ là đường thẳng AC vẽ AH vuông góc với AC và AH = AC. Gọi D là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia DA lấy điểm I sao cho DI = DA. Chứng minh rằng:
a/ AI = FH ;                      b/ DA  vuông góc FH


Bài tập 3: Cho hình bình hành ABCD có E, F thứ tự là trung điểm của AB, CD.
a/ Chứng minh rằng các đường thẳng AC, BD, EF cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
b/ Gọi giao điểm của AC với DE và BF theo thứ tự là M và N. Chứng minh rằng EMFN là hình bình hành.
Bài tập 4: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của cạnh AD, BC. Đường chéo AC cắt đường chéo BD tại O và các đoạn BE, DF lần lượt tại P, Q.
1) Chứng minh rằng: P là trọng tâm của tam giác ABD.
2) Chứng minh rằng: AP = PQ = QC.
3) Lấy M bất kỳ thuộc đoạn DC. Gọi I, K theo thứ tự là các điểm đối xứng của M qua tâm E, F. Chứng minh rằng I, K thuộc đường thẳng AB.
4) Chứng minh: AI + AK không đổi khi M thuộc đường thẳng AB
Bài tập 5: Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD). Qua A vẽ đường thẳng song song với BC cắt BD ở E và cắt CD ở K. Qua B kẻ đường thẳng song song với AD cắt AC ở F và cắt CD I. Chứng minh rằng:
         a) DK = CI
         b) EF // CD
         c) AB2 = CD.EF
Bài tập 6: Cho tam giác ABC cân tại A. M, D tương ứng là trung điểm của BC, AM. H là hình chiếu của M trên CD. AH cắt BC tại N, BH cắt AM tại E. Chứng minh rằng:
a) Tam giác MHD đồng dạng với tam giác CMD.
b) E là trực tâm tam giác ABN.
Bài tập 7: Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi M là trung điểm của CD và N là một điểm trên đoạn AC sao cho AC sao cho góc BNM=900. Gọi F là điểm đối xứng của A qua N. Chứng minh rằng: FB vuông góc AC.                              
Bài tập 8: Cho hình bình hành ABCD có đường chéo AC lớn hơn đường chéo BD. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của B và D xuống đường thẳng AC. Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của C xuống đường thẳng AB và AD.
a) Tứ giác BEDF là hình gì ? Hãy chứng minh điều đó ? 
b) Chứng minh rằng : CH.CD = CB.CK
c) Chứng minh rằng : AB.AH + AD.AK = AC2.
Bài tập 9: Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ ra phía ngoài tam giác đó các tam giác ABD vuông cân ở B, ACE vuông cân ở C. CD cắt AB tại M, BE cắt AC tại N
a) Chứng minh ba điểm D, A, E  thẳng hàng; các tứ giác BCE; ACBD là hình thang
b) Tính DM biết AM = 3cm; AC = 4 cm; MC = 5cm
c) Chứng minh AM = AN
Bài tập 10: Cho tam giác ABC; gọi Ax là tia phân giác của góc BAC, Ax cắt BC tại E. Trên tia Ex lấy điểm H sao cho góc BAE= góc ECH. Chứng  minh  rằng:
a) BE. EC = AE. EH
b) AE2 = AB. AC - BE. EC
Bài tập 11:  Cho tứ giác  ABCD. Từ A kẻ đường thẳng song song với BC cắt BD tại E; từ B kẻ đường thẳng song song với AD cắt AC tại F.
Chứng minh rằng: EF // DC


Trên đây là những bài toán được trích trong quyển sách bộ đề thi học sinh giỏi toán 8 của thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn . Để được xem toàn bộ đáp án, những đề thi trọn vẹn và những bài tập khác. Đọc giả vui lòng tham khảo tại liên kết: https://play.google.com/store/books/details?id=eZ2SCwAAQBAJ . Đọc mẫu đọc thử và thanh toán trên CH Play của Google nếu bạn muốn sở hữu. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét